Chào mừng các tân sinh viên đến với khoa Tiếng anh – Chuyên ngành tiếng Anh Biên phiên dịch
Ngành tiếng Anh biên phiên dịch học những gì?
Là sinh viên học về ngành tiếng Anh biên phiên dịch, các em sẽ có thể tích lũy được vốn kiến thức tương đối
rộng về ngôn ngữ Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn phong, văn hóa - văn minh của các nước nói tiếng
Anh) đảm bảo cho việc sử dụng những hình thái tự nhiên trong ngôn ngữ đích để diễn đạt chính xác ý nghĩa của
ngôn ngữ nguồn đồng thời được lĩnh hội kiến thức chuyên sâu về thủ thuật biên phiên dịch, vốn ngữ pháp đặc
thù trong lĩnh vực dịch thuật, các thuật ngữ cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành.
Về kỹ năng Nghề nghiệp: Sinh viên chuyên ngành biên phiên dịch có thể có trình độ nghiệp vụ để hoạt động
và công tác có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu là công tác phiên dịch và biên tập trong lĩnh vực
báo chí, truyền thông.
- Biên dịch thành thạo các văn bản thuộc các thể loại báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo văn hóa xã hội, các văn
bản khoa học, các bản tin thời sự từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
- Biên dịch được các văn bản thuộc thể loại văn chương từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
- Phiên dịch được ở các hội nghị, hội thảo, và các cuộc đàm thoại trong kinh doanh, chính trị và đàm thoại thông
thường.
- Có kỹ năng quản lý thực hiện các dự án chuyên ngành về Biên - Phiên dịch
- Có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông
thường khác.
- Có kĩ năng học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực thực hành tiếng,
bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn hoá hoặc văn hoá -
văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
Về cơ hội việc làm:
Là sinh viên ngành tiếng Anh biên phiên dịch, các em có thể tìm cơ hội việc làm trước tiên ở lĩnh vực biên phiên
dịch tiếng Anh. Biên dịch tiếng Anh hay phiên dịch (còn gọi là thông dịch) đều có những điểm chung và những
điểm khác biệt riêng. Điểm khác nhau nổi bật giữa Biên dịch và Phiên dịch là: Phiên dịch viên thì nói bằng miệng
còn biên dịch viên thì viết bằng tay ra sản phẩm dịch. Người biên dịch thì phải có khả năng hiểu nguồn gốc ngôn
ngữ và văn hóa quốc gia của văn bản gốc đó, họ biết sử dụng từ điển chất lượng, nguồn tài liệu tham khảo phù
hợp để tạo ra sản phẩm dịch dễ hiểu, rõ ràng, chính xác ở ngôn ngữ đích. Một ví dụ tiêu biểu đó là khi dịch các
tài liệu về văn học thì cần người dịch phải có khả năng viết tốt, khả năng biểu đạt ngôn ngữ cao và chính xác.
Còn đối với phiên dịch viên thì đòi hỏi người trong nghề phải dịch được cả xuôi lẫn ngược tại chỗ mà không cần
sử dụng từ điển hay tài liệu tham khảo bổ sung nào khác tại thời điểm dịch. Người phiên dịch phải có khả năng
nghe, nói, khả năng giải thích, diễn đạt tốt. Ngoài ra đòi hỏi ở phiên dịch viên phải có kỹ năng ghi nhớ lời của
người nói, đồng thời dịch sang ngôn ngữ đích nhạy bén, một cách tức thời để người nghe có thể hiểu dễ dàng
trong khoảng thời gian cho phép.
Các cơ hội việc làm cụ thể của sinh viên chuyên ngành Biên phiên dịch:
- Cán bộ Biên - Phiên dịch của các Sở Ngoại vụ
- Cán bộ Biên - Phiên dịch cho các dự án phi chính phủ
- Cán bộ Biên - Phiên dịch ở các cơ quan có sử dụng tiếng Anh
- Thông dịch viên và Biên dịch viên tự do
- Làm việc trong các các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia.
- Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý, … trong các công ty nước ngoài
- Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ
thông trung học, trung tâm ngoại ngữ.
Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội việc làm rộng mở, nghề biên phiên dịch cũng như bao nhiêu nghề khác phải luôn đối
mặt với muôn vàn thách thức. Trước hết, nghề ngày đòi hỏi các em phải không ngừng cập nhật, làm mới kiến
thức, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực như về kinh tế, chính trị, xã hội, sinh học, vật lý, y tế….Thách thức lớn nhất
đối với các phiên dịch viên là phải đảm bảo tính chính xác của lời dịch, nếu để xảy ra sơ xuất nhỏ thôi thì rất dễ
làm mất lòng khách hàng. Chính vì thế, mỗi phiên dịch viên luôn phải tự biến mình thành một cỗ máy tích lũy và
cập nhật thông tin để phục vụ cho công việc của mình. Áp lực công việc lớn. Khi tác nghiệp, dịch giả phải luôn
luôn căng 100% các dây thần kinh để không bỏ sót một thông tin quan trọng nào mà người nói nói ra, đôi khi
họ còn phải tìm cách khéo léo để xử lý những phần thông tin mập mờ, hay những câu chơi chữ, nói đùa của
diễn giả mà vẫn giữ nguyên được sắc thái của nó. Chúng ta có thể cho rằng khi thực hiện công việc phiên dịch,
não của một dịch giả luôn bị chia ra làm hai nửa: một nửa chỉ có ngôn ngữ nguồn và nửa còn lại chỉ chứa ngôn
ngữ đích. Tuy nhiên, đây sẽ là một môi trường làm việc lý tưởng giúp các bạn rèn luyện bản thân trở nên bản
lĩnh và quyết đoán hơn trong cuộc sống.
Và các em phải luôn nhớ phải đặt đạo đức nghề nghiệp nên hàng đầu.
Rõ ràng trong một cuộc giao dịch hay đàm phán, phiên dịch viên chính là một cây cầu, một chìa khóa quyết
định đến sự thành bại của việc làm ăn, của việc thương lượng đó. Sai một ly đi một dặm, đúng vậy! Phiên dịch
viên chỉ cần để xảy ra một sai sót nhỏ thôi thì có thể gây ra hiểu nhầm trầm trọng giữa các bên. Chính vì vậy,
khi tác nghiệp, phiên dịch lúc nào cũng phải thật cẩn trọng về thông tin mà mình dịch, thông tin đó phải thật
chính xác và khách quan, không được phép để tình cảm, ý kiến cá nhân ảnh hưởng tới nội dung dịch. Lúc này,
lương tâm nghề nghiệp chính là slogan buộc mỗi phiên dịch viên phải khắc sâu vào tâm trí.
Phiên dịch là một cánh cửa mở ra vô vàn cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Đó cũng là một sự lựa
chọn táo bạo và đầy bản lĩnh đối với các bạn trẻ. Nếu như các em có thể gạt bỏ được hết những sợi dây ràng
buộc và biến những thách thức đó trở thành một thú vui thì các em sẽ gặt hái được nhiều thành công vang dội
trên con đường này. Chúc các em thành công với nghề nghiệp các em đã lựa chọn.