star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x
}

CƠ HỘI CHO SINH VIÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ


Sinh viên ngành ngoại ngữ ra trường sẽ làm gì? Một là, các em có thể đi theo con đường học thuật,
nghiêng về sử dụng ngôn ngữ như giảng dạy tại các trường học, các trung tâm ngoại ngữ, dịch thuật,
phiên dịch, nghiên cứu và thực hành ngôn ngữ ở mức độ nâng cao và chuyên sâu hơn như học Thạc sỹ
về ngành ngôn ngữ Anh hoặc Phương pháp giảng dạy.
Thứ hai, sinh viên tốt nghiệp ngoại ngữ có thể tận dụng lợi thế về ngôn ngữ của mình để được cộng
điểm trước nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể là một công ty chuyên giao thương với nước ngoài và
cần tuyển nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt để làm việc với các đối tác, hoặc đó là một công ty nước
ngoài có chi nhánh đặt tại Việt Nam và cần tuyển nhân viên Việt Nam có thể giao dịch với họ bằng ngôn
ngữ của họ một cách thành thạo.
Thứ ba, sinh viên ngoại ngữ nên học thêm các văn bằng chuyên ngành khác như hướng dẫn viên du lịch,
giảng dạy, quản lý, kinh tế, thương mại, marketing để nâng cao kiến thức và cơ hội xin việc làm, đảm
bảo được khả năng có công việc sau khi tốt nghiệp.
Ngoại ngữ là một chuyên ngành kết nối nhiều ngành khác với nhau, tuy nhiên việc chỉ học mỗi ngoại ngữ
sẽ trở nên khá mông lung khi mức độ cạnh tranh về lĩnh vực biên phiên dịch khá nhiều ngoài xã hội.
Biết nhiều ngoại ngữ là một lợi thế lớn dành cho sinh viên nghành ngoại ngữ, ngoài ngôn ngữ đang theo
học, sinh viên ngoại ngữ nên học thêm ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung, Hàn, Đức,
Tây Ban Nha, Ả Rập.
Sinh viên ngoại ngữ luôn có một lợi thế lớn, cơ hội được làm việc ở nước ngoài cũng cao hơn so với
người không chuyên về ngoại ngữ. Nếu có điều kiện nên bồi dưỡng nhiều hơn nữa, việc biết nhiều ngôn
ngữ không chỉ giúp bản thân đa dạng về kiến thức mà khả năng được các nhà tuyển dụng chú ý cũng
cao hơn.
Các chuyên ngành khác mà sinh viên ngoại ngữ nên học thêm như tiếp viên hàng không, nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, các công việc liên quan đến kinh tế, nhà báo, phóng viên, dẫn chương trình, dịch vụ, làm việc
trong các cơ quan ngoại giao của nhà nước.
Ngoài ra, hiện nay tại các trường có các chương trình học lấy văn bằng 2 bằng hai hình thức chính quy
và không chính quy để sinh viên có thể lựa chọn, nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức,
kỹ năng về các ngành nghề đang được đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.