Đọc là một kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng Anh. Đọc hiệu quả giúp sinh viên
thu thập được nhiều thông tin cần thiết và có tư duy tổng quan về một vấn đề. Trong
tất cả các bài kiểm tra đều có một phần kiểm tra các kỹ năng đọc. Skimming (kỹ năng
đọc lướt, đọc nhanh) là một trong những kỹ năng quan trọng và rất hữu ích trong
nhiều trường hợp. Trong bài viết này, xin giới thiệu kỹ năng đọc lướt, đọc nhanh
skimming và scanning nhằm giúp các bạn sinh viên có các giải pháp để cải thiện kỹ
năng Đọc.
Skimming là kỹ năng đọc lướt. Sau khi đánh dấu key words ở câu hỏi rồi, bạn có thể
dùng chính những key words này để dò nhanh phần cần đọc trong bài. Ví dụ, trong
câu hỏi có nhắc đến địa điểm hay tên người nào đó, dùng chính những từ này làm mục
tiêu. Bạn bắt đầu lướt (không đọc) từ đầu văn bản đến khi thấy key words xuất
hiện, lúc đó bạn mới bắt đầu đọc câu chứa key words, có thể mở rộng thêm đọc một
hai câu trước và sau đó để tìm câu trả lời.
Bằng cách đọc lướt nhanh qua đoạn văn, người đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát về
nội dung, văn phong và cấu trúc của bài văn đó: Skimming cho phép học viên nắm
được ý chính trong bài một cách nhanh chóng vì skimming có nghĩa là nhìn lướt
nhanh qua bài đọc để biết xem bài đó viết về cái gì. Không nên đọc từng câu, từng từ
mà chỉ nên đọc một, hai câu đầu hoặc một, hai câu cuối trong đoạn văn mà thôi vì hầu
hết các đoạn văn trong tiếng Anh đều viết theo kiểu diễn dịch (ý chính thường nằm ở
câu đầu tiên hoặc câu thứ hai của đoạn), hoặc quy nạp (ý chính thường nằm ở
một, hai câu cuối trong đoạn).
Hay nếu gặp một bài đọc mà người ta yêu cầu trả lời câu hỏi hoặc sắp xếp câu theo
đúng thứ tự thì bạn có thể đọc phần câu hỏi hoặc những câu cần sắp xếp trước, sau đó
mới đọc đoạn văn để tiết kiệm được thời gian làm bài, vì như thế chỉ cần đọc đoạn
văn một lần và tập trung tìm những key words (từ khoá) các câu hỏi đưa ra trong
bài đọc mà thôi. Chẳng hạn bạn gặp một bài đọc hiểu yêu cầu như thế này: Hãy sắp
xếp những câu sau sao cho đúng với thứ tự trong bài:
1. Hobbies that both children and adults have. (Sở thích của cả người lớn và trẻ em).
2.Hobbies that require time. (Sở thích cần có thời gian).
3. Hobbies that cost a lot of money. (Sở thích tiêu tốn của chúng ta khá nhiều tiền).
Và đây là bài đọc mà cần phải đọc:
There are many kinds of hobbies. Some require a lot of time. For example, if you
collect stamps, you need time to organize them and put them in albums. If your hobby
is dancing, you probably spend a lot of time practicing. Some hobbies are favorites of
children and adults alike. For example, both children and adults like to collect
things. They collect many kinds of things. Both young and old people collect coins,
dolls, stamps, paper napkins, matchboxes, stationery, painting, autographs, postcards,
maps, etc. Some hobbies are expensive. If your hobby is airplane modeling, you need
to spend money on materials. If it is painting, your will have to buy paints, brushes
and special paper.
Như vậy, bạn chỉ cần đọc một hoặc hai câu đầu của đoạn văn là đã có thể sắp xếp
được các câu theo thứ tự đúng như trong bài rồi.
Đọc lướt để nắm bắt được quan điểm của tác giả về vấn đề, chủ điểm được đề cập
trong bài đọc: Kỹ năng skimming rất hữu ích khi bạn muốn tư duy sâu hơn trong
những bài đọc bằng cách tìm ra quan điểm của tác giả một cách nhanh chóng. Điều
này rất quan trọng vì đọc không chỉ để lấy thông tin mà còn để biết xem quan điểm
của tác giả về vấn đề mà họ nêu ra: đồng tình, phản đối hay trung lập. Khi đọc
nhanh để tìm ra quan điểm của tác giả, không cần phải đọc tất cả từng từ, từng chữ mà
chỉ đọc một vài từ quan trọng thôi. Những từ đó có thể là danh từ, động từ hoặc tính
từ, thậm chí cả các từ nối.
Ví dụ: Dogs are often a problem at home. Many dogs are noisy, and dirty. They may
even be dangerous for small children.
Với đoạn trên, không cần đi vào đọc chi tiết tất cả các từ trong câu, mà chỉ cần đọc
qua những từ được gạch chân cũng có thể hiểu được tác giả này không thích chó.
Đọc lướt để nắm được lô-gíc trình bày của bài: Đôi khi chúng ta cần biết ngay cấu
trúc của một bài văn hoặc một cuốn sách mà không cần phải đọc cả một đoạn văn hay
một bài dài lê thê. Kỹ năng skimming sẽ rất hữu ích trong trường hợp này. Bạn phải
chú ý tới những từ nào, dấu hiệu nào để tìm ra lô-gíc trình bày của bài. Đó là các
marking words (từ dấu hiệu) như: because (vì), firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai),
finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ
thời gian khác, v.v.
Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn được trình bày
theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo
thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả). Kỹ năng skimming rất quan
trọng vì vậy hãy cố gắng giúp mình nắm được kỹ năng này một cách thành thạo nhé
Scanning là đọc để tìm specific answers, dạng tìm chính xác thông tin được hỏi. Bài
summary thường dùng chính những từ có trong bài, vậy nên sau khi skimming để
biết summary nằm ở vị trí nào, bạn cần đọc cẩn thận phần này để tìm câu trả lời (có
thể là 1 hoặc vài đoạn văn liên tiếp). Từ cần điền đều ở trong phần đó cả nên cứ bình
tĩnh scan thế nào cũng thấy.
Tương tự bạn có thể dùng kỹ năng skimming và scanning để trả lời các câu hỏi còn
lại. Các câu hỏi thường được bố trí theo thứ tự của đoạn văn và câu, đó là lý do sau
khi làm xong summary rồi thì các bạn cố gắng trả lời câu hỏi theo thứ tự của nó. Tuy
không trả lời được thì bỏ qua nhưng bạn cũng đã đọc phần có liên quan đến câu hỏi
đó. Dạng câu hỏi tổng quát kiểu như "cả bài này nói về cái gì" thì trả lời cuối
cùng, sau khi skimming và scanning cho tất cả các câu hỏi bạn sẽ có cái nhìn
tổngquát về toàn bài.
Thêm nữa, đối với các câu Y/N/NG hay T/F/NG, chú ý xem phải ghi True/ False hay
là Yes/No. Ở các câu này cũng cần chú ý các từ số lượng, đặc biệt là các statements
sử dụng “none” hay “all”.
Đối với dạng câu hỏi 'Matching the heading', thường phụ thuộc vào topic sentences
và nội dung đoạn. Tuy nhiên, topic sentences nhiều lúc không phải câu đầu tiên, nếu
đoạn có câu dẫn, topic sentence có thể là câu thứ 2 hoặc thứ 3; nếu đoạn viết theo cách
quy nạp, topic sentence là câu cuối cùng. Phức tạp hơn, 2 câu mới là topic sentences.
Vậy nên đọc nội dung đoạn cũng rất quan trọng. Việc đánh dấu key words ở mỗi
headings đã cho, sau skimming và scanning để trả lời là một việc làm có hiệu quả.
.
Nếu đã trả lời các câu hỏi khác rồi mới đến dạng "Matching the heading" thì các bạn
có thể nắm chung được nội dung của mỗi đoạn rồi, chỉ cần đánh dấu key words của
heading cho sẵn, ngẫm lại xem liệu nó có thể ở đoạn nào, rồi cẩn thận đọc lại đoạn đó
để xác định xem heading đó có phù hợp không. Nếu xong khi đọc hết cả đoạn mình
đoán mà heading không phải thì dò các heading còn lại vì bạn đã nắm chắc nội dung
của đoạn rồi
Hy vọng những phân tích trên về kỹ năng đọc skimming và scanning sẽ giúp các bạn
sinh viên nhận ra được những khác biệt đối với hai phương pháp đọc này và sẽ áp
dụng vào việc học Đọc một cách hiệu quả.