star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x
}

Sổ tay sinh viên Khoa Tiếng Anh - Năm học 2021


MỤC LỤC

 

 

 

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO................................................................................................. 3
  2. CHUẨN ĐẦU RA........................................................................................................... 3
  3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH........................................................................................ 4
  4. TÀI KHOẢN MYDTU.................................................................................................. 5
  5. ĐĂNG KÝ TÍN CHỈ................................................................................................... 8
    1. Quy định về việc đăng ....................................................................................... 8
    2. Cách đăng ký tín chỉ................................................................................................ 9
    3. Các mẫu đơn liên quan........................................................................................... 9
  6. ĐIỀU KIỆN THAM GIA THỰC TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP..................... 11
  7. CÔNG NHẬN VÀ XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP................................................... 13
    1. Điều kiện công nhận tốt nghiệp.......................................................................... 13
    2. Xếp loại tốt nghiệp................................................................................................. 14
  8. CÁC MẪU ĐƠN CẦN BIẾT.................................................................................. 14
    1. Đơn xin bảo lưu...................................................................................................... 15
    2. Đơn xin học lại........................................................................................................ 15
    3. Đơn xin chuyển ngành.......................................................................................... 15
    4. Đơn xin hoãn thi..................................................................................................... 15

5.       Đơn xin tham dự tốt nghiệp................................................................................. 16

  1. ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN....................................................................................... 16
    1. Quy định chung...................................................................................................... 16
    2. Hướng dẫn đánh giá rèn luyện sinh viên.......................................................... 17
  2. HỌC PHÍ................................................................................................................. 18
  3. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ....................................................................................... 18
  4. THÔNG TIN CÁC PHÒNG BAN LIÊN QUAN................................................ 19
    1. Khoa Tiếng Anh..................................................................................................... 19
    2. Phòng Công tác sinh viên..................................................................................... 19
    3. Phòng Đào tạo ĐH&Sau ĐH............................................................................... 19
    4. Trung tâm CSE...................................................................................................... 19
    5. Trung tâm Giáo dục thể chất và Quốc phòng................................................. 20
    6. Phòng Kế hoạch Tài chính................................................................................... 20
    7. Trung tâm Tin học................................................................................................. 20
    8. Trung tâm ngoại ngữ Duy Tân........................................................................... 20
 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

-  Đào tạo cử nhân Tiếng Anh Biên Phiên Dịch có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội và văn học Anh - Mỹ.

- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức đối tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.

- Bảo đảm cho sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như công tác Biên-Phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội,…

- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa - văn minh của các nước cộng đồng Anh ngữ.

II. CHUẨN ĐẦU RA

 1. Yêu cầu về kiến thc

- Có kiến thức chung và kiến thức đại cương làm nền cho cử nhân khoa học ngành Tiếng Anh.

        - Có kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa).

- Có kiến thức văn hoá, văn học, văn minh các nước nói tiếng Anh chính như Anh, Mỹ

  2. Yêu cầu về kỹ năng

2.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề:

- Có kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh  ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.

- Có kỹ năng nghe và nói tiếng Anh tương đối thành thạo đáp ứng được yêu cầu về chuẩn tiếng Anh cần có đối với các vị trí trong ngành Biên Phiên dịch

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng như Microsoft như Word, Excel, PowerPoint.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt trước công chúng bằng tiếng Anh và tiếng Việt

- Có  k năng gii quyết một số vấn đề thuộc chuyên ngành Biên Phiên dịch

2.2. Kỹ năng làm việc nhóm:

  • Có kỹ năng làm việc nhóm tốt, biết phối hợp và hoàn thiện các dự án chung.
  • Có kỹ năng quản lí thực hiện các dự án chuyên ngành Anh văn

       2.3. Kỹ năng tiếng Anh:

- Đào tạo sinh viên chuyên ngành Anh văn Biên phiên dịch có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

*Cán bộ biên phiên dịch của các Sở ngoại vụ, các dự án phi chính phủ, và các công ty dịch thuật.

  • Thông dịch viên và biên dịch viên tự do
    • Nhân viên lễ tân ở các khác sạn lớn hoặc các khu Resort
    • Hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh
    • Trợ lý cho các trưởng bộ phận ở các công ty, khách sạn có yếu tố nước ngoài

Trợ lý giám đốc, thư ký hành chánh, người quản lý bộ phận tiếp thị bộ phận kinh

- Ngoài ra nếu vì những lý do khác, sinh viên không thể hoặc không muốn làm việc trong chuyên ngành đã được đào tạo, sinh viên vẫn có thể làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu về nhân viên được trang bị kỹ năng tiếng Anh tốt.

2.4. Trình độ ngoại ngữ đạt được sau khi tốt nghiệp

- Trình độ tiếng Anh: thông thạo 4 kỹ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết tương đương 520  điểm TOEFL, tương đương B2 khung CEFR hoặc 5.5 IELTS

+ Trình độ tiếng Trung: tương đương HSK 2

+ Trình độ tiếng Hàn: tương đương TOPIK 2

+ Trình độ tiếng Nhật: tương đương N5

3. Yêu cầu về thái độ

- Hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp

- Có lòng yêu người, yêu nghề, tôn trọng đồng nghiệp

- Có thái độ đúng đắn về môi trường

- Có tinh thần học tập suốt đời:  Luôn học tập, cập nht kiến thức đáp ứng nhu cu đi mới

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

HỌC KỲ 1 - NĂM 1 - ĐẠI HỌC

 

HỌC KỲ 2 - NĂM 1 - ĐẠI HỌC

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

 

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

 

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

COM

141

Nói & Trình Bày (tiếng Việt)

1

 

 

CHI

101

Trung Ngữ Sơ Cấp 1

2

 

DTE-LIN

102

Hướng Nghiệp 1

1

 

 

COM

142

Viết (tiếng Việt)

1

 

ENG

104

Ngữ Pháp Anh Văn Căn Bản

2

 

 

DTE-LIN

152

Hướng Nghiệp 2

1

 

ENG

105

Luyện Âm (tiếng Anh)

2

 

 

ENG

108

Nghe 1

2

 

ENG

106

Đọc 1

2

 

 

ENG

109

Nói 1

2

 

ENG

107

Viết 1

2

 

 

LAW

201

Pháp Luật Đại Cương

2

 

PHI

100

Phương Pháp Luận (gồm Nghiên Cứu Khoa Học)

2

 

 

MTH

100

Toán Cao Cấp C

3

 

 

 

 

 

 

 

PHI

150

Triết Học Marx - Lenin

3

 

 

 

Tổng Cộng:

12

 

 

 

 

Tổng Cộng:

16

 

 

HỌC KỲ 1 - NĂM 2 - ĐẠI HỌC

 

HỌC KỲ 2 - NĂM 2 - ĐẠI HỌC

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

 

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

 

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

CHI

102

Trung Ngữ Sơ Cấp 2

2

 

 

CHI

201

Trung Ngữ Trung Cấp 1

2

 

ENG

204

Ngữ Pháp Anh Văn Nâng Cao

2

 

 

CS

201

Tin Học Ứng Dụng

3

 

ENG

206

Đọc 2

2

 

 

ENG

271

Biên Dịch 1

3

 

ENG

207

Viết 2

2

 

 

ENG

276

Phiên Dịch 1

3

 

ENG

208

Nghe 2

2

 

 

ENG

296

Tranh Tài Giải Pháp PBL

1

 

ENG

209

Nói 2

2

 

 

ENG

306

Đọc 3

2

 

ENG

220

Lý Thuyết Dịch Anh Văn

2

 

 

ENG

307

Viết 3

2

 

HIS

221

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới 1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Cộng:

16

 

 

 

 

Tổng Cộng:

16

 

 

 

 

 

 

HỌC KỲ 1 - NĂM 3 - ĐẠI HỌC

 

HỌC KỲ 2 - NĂM 3 - ĐẠI HỌC

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

 

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

 

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

CHI

202

Trung Ngữ Trung Cấp 2

2

 

 

CHI

301

Trung Ngữ Cao Cấp 1

2

 

CUL

251

Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

3

 

 

ENG

358

Nghe 4

2

 

ENG

308

Nghe 3

2

 

 

ENG

359

Nói 4

2

 

ENG

309

Nói 3

2

 

 

ENG

371

Biên Dịch 2

3

 

ENG

319

Ngữ Âm - Âm Vị Học

2

 

 

ENG

373

Dịch Báo Cáo Kinh Tế - Xã Hội

2

 

ENG

356

Đọc 4

2

 

 

ENG

376

Phiên Dịch 2

3

 

ENG

357

Viết 4

2

 

 

ENG

396

Tranh Tài Giải Pháp PBL

1

 

POS

361

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

2

 

 

LIN

316

Cú Pháp Học (trong tiếng Anh)

2

 

 

 

Tổng Cộng:

17

 

 

 

 

Tổng Cộng:

17

 

 

HỌC KỲ 1 - NĂM 4 - ĐẠI HỌC

 

HỌC KỲ 2 - NĂM 4 - ĐẠI HỌC

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

 

Mã Môn

Tên Môn

Số Tín Chỉ

Cụ Thể

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

 

Mã (chuyên) Ngành

Số Hiệu Môn

CHI

302

Trung Ngữ Cao Cấp 2

2

 

 

CUL

378

Văn Hóa Mỹ

2

 

ENG

422

Dịch Thuật Văn Chương

2

 

 

ENG

428

Thời Sự Quốc Tế - Anh-Việt

2

 

ENG

427

Thời Sự Trong Nước - Việt-Anh

2

 

 

ENG

488

Thực Tập Tốt Nghiệp

2

 

ENG

430

Dịch Hội Nghị

3

 

 

ENG

489

Khóa Luận Tốt Nghiệp

3

 

ENG

432

Anh Văn Thư Tín Thương Mại

2

 

 

ENG

496

Tranh Tài Giải Pháp PBL

1

 

HIS

222

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới 2

2

 

 

LIN

422

Ngữ Nghĩa Học (trong tiếng Anh)

2

 

HIS

362

Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

2

 

 

LIT

376

Văn Học Anh

3

 

POS

351

Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

2

 

 

POS

151

Kinh Tế Chính Trị Marx - Lenin

2

 

 

 

Tổng Cộng:

17

 

 

 

 

Tổng Cộng:

17

 

   

Tổng Số Tín Chỉ:

128

             

 

IV. TÀI KHOẢN MYDTU

Mỗi sinh viên sẽ được cấp 1 tài khoản MyDTU. Sinh viên sẽ sử dụng tài khoản này trong toàn bộ thời gian theo học tại trường.

Mục đích: đăng ký-hủy môn học, theo dõi lịch học, theo dõi điểm.

Thời điểm cấp tài khoản: khi tân sinh viên theo học buổi học chính trị đầu khóa.

Thời điểm khóa tài khoản: sinh viên đã bảo lưu, bị buộc thôi học, không còn học tại trường hoặc đã tốt nghiệp.

*Sinh biên BẮT BUỘC phải đổi mật khẩu mặc định để sử dụng MyDTU

Sinh viên đăng nhập vào: https://mydtu.duytan.edu.vn/ sẽ hiện ra giao diện:

 
 
 

 

Trong đó có các mục quan trọng:

    1. Mục “Thông tin cá nhân”: chứa thông tin cá nhân, mật khẩu, đổi mật khẩu và tìm kiếm người dùng khác.
    2. Mục “Tin tức và thông báo”: cập nhật tất cả các thông báo cần thiết, kể cả thời gian đăng ký tín chỉ.
    3. Mục “Lịch”: xem lịch học và lịch cá nhân
 
    1.  
       

      Mục “Học tập: đây là mục cực kỳ quan trọng. Sinh viên dùng để xem chương trình học toàn khóa, đăng ký môn học, xem điểm, xem đề cương môn học, thông tin giảng viên,…
    2. Mục “Cố vấn học tập”: thông tin về giảng viên cố vấn học tập (họ tên, email, SĐT,…
    3. Mục “Sổ tay sinh viên”: giới thiệu về Chương trình Đào tạo, Môn học, Lớp học & Kỳ học và các phụ lục
    4. Mục “Học phí”: quy định về các tính học phí, lịch sử thanh toán, số biên lai học phí, dự trù học phí,…

*** Các câu hỏi thường gặp:

      • Quên mật khẩu MyDTU phải làm gì?
        • Liên hệ trung tâm CSE (tầng 8 – cơ sở K7/25 Quang Trung). Khi đi mang theo thẻ sinh viên và CMND để được cấp lại mật khẩu.
      • Đăng nhập MyDTU không được, có thông báo “Bạn không còn được phép truy cập vào Hệ thống MyDuyTan”?
        • Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc bị buộc thôi học. Sinh viên liên hệ giáo vụ để được hướng dẫn.
 

V. ĐĂNG KÝ TÍN CHỈ

Đăng ký tín chỉ áp dụng cho sinh viên kể từ HK2 năm học 2019-2020.

  1. Quy định về việc đăng
  1. Đăng ký/rút môn trên hệ thống: thời gian thực hiện theo thông báo của nhà trường

+ Sinh viên phải hoàn thành học phí của học kì hiện tại mới được đăng ký học tập cho học kì tới ở kỳ đăng ký chính.

+ Sinh viên có trách nhiệm theo dõi kết quả đăng ký tín chỉ học tập của mình và những thông báo điều chỉnh (nếu có) tại lịch học.

+ Điều kiện đăng ký học phần học tập được quy định trong chương trình đào tạo của từng chuyên ngành (Điều kiện bắt buộc, tiên quyết, song hành, trước sau). Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kì tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

+ Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

+ Sinh viên được quyền đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm từ D đến A- để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.

+ Sinh viên được phép đăng ký tham dự các học phần nằm ngoài chương trình đào tạo để bổ túc kiến thức theo nhu cầu cá nhân hoặc tích lũy cho chương trình đào tạo khác nếu tổng khối lượng đăng ký chưa vượt quá giới hạn cho phép. Sinh viên có thể đăng ký điểm P hay điểm đỗ môn cho các học phần này cũng như cho các học phần nằm trong yêu cầu bắt buộc của (các) chương trình đang đăng ký học lấy bằng.

  1. Rút học phần: thời hạn theo quy định của phòng Đào tạo
  • Sau thời hạn đăng ký và bỏ môn cho phép, nếu sinh viên nhận thấy không thể hoàn thành tốt khối lượng đã đăng ký học tập thì có thể làm đơn xin rút học phần để không đánh giá kết quả chính thức học phần đó nhưng điểm được lưu trong hồ sơ học tập là W/R.
  1. Quy định:

Số tín chỉ đăng ký tối đa:

  • Chương trình thường: 19 TC + 01 TC thể dục
  • Học kì hè: 12 TC đối với tất cả các chương trình. Sinh viên năm cuối bắt buộc phải tham gia học kì hè để đảm bảo tiến độ tốt nghiệp.
 
  1. Cách đăng ký tín chỉ

BƯỚC 1 : Xác định môn cần đăng ký học: sinh viên vào My DTU ➡️Học tập ➡️ Chương trình dự kiến ➡️Khung chương trình dự kiến ( kéo xuống cuối cùng – dòng thứ 2 từ dưới lên )

BƯỚC 2 : xem lịch dự kiến để xếp lịch học: sinh viên vào : http://courses.duytan.edu.vn/

Làm theo hướng dẫn để chọn mã môn ở trên mà sinh viên cần đăng ký, sẽ có thông tin giảng viên, thời gian, địa điểm học,…

BƯỚC 3: xếp lịch học: sinh viên lưu ý 1 kì học sẽ có 2 giai đoạn, sinh viên cần lưu ý để tránh dồn hết vào 1 giai đoạn lịch nặng và thi nhiều, đợt sau lại trống lịch .

Quan trọng của phần này là sinh viên tìm được MÃ ĐĂNG KÝ của lớp phù hợp

với thời gian biểu của mình copy lưu vào file word nên tạo bảng thời khóa biểu cho giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ra để tránh bị trùng giờ trùng lịch, đi 2 cơ sở xa nhau trong một buổi.

Trước ngày đăng ký sinh viên vào COURSE Xem còn chỗ không để xếp lại lịch kịp thời

BƯỚC 4 : Ngày đăng ký sinh viên vào my DTU Học tập Đăng ký môn học, Copy MÃ LỚP sinh viên đã lưu vào file word dán vào phần đăng ký và CLICK đăng ký lớp.

 
   

 

  1. Các mẫu đơn liên quan:

Sinh viên tải mẫu đơn tại:

https://ktienganh.duytan.edu.vn/bieu-mau

Phiếu đăng ký môn học: sử dụng khi sinh viên muốn đăng ký môn học nhưng không đăng ký được trên MyDTU

Cách điền mẫu đơn:

 
 
 

 

 
  1. Đơn xin đăng ký học vượt: sử dụng cho sinh viên đang học HK2 năm 3 trở đi. Số tín chỉ đăng ký vượt được nhiều nhất là 03 tín chỉ, sinh viên chỉ đăng ký học vượt cho 2 học kì chính, không áp dụng cho học kì hè.

Cách điền mẫu đơn:

 
 
 

 

  1. Đơn xin rút bớt học phần đã đăng ký: sử dụng khi hết thời gian đăng ký/hủy môn trên MyDTU. Môn được rút sẽ nhận điểm W/R. Môn bị điểm W/R sẽ bị tính vào số tín chỉ nợ, ảnh hưởng đến việc xếp loại tốt nghiệp.

Cách điền mẫu đơn:

 
 
 

 

 
  1. Đơn xin chuyển lớp:

Cách điền mẫu đơn:

 
 
 

 

 

  1. ĐIỀU KIỆN THAM GIA THỰC TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP
  • Sinh viên thuộc diện không nợ học phí;
  • Không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Có tổng số tín chỉ các học phần chưa hoàn thành (bị điểm F hoặc chưa học) tính đến thời điểm xét không quá 5% tổng số tín chỉ quá trình học tập; 5% này thường tương ứng với 6 tín chỉ.
  • Các học phần (môn) chưa học không thuộc các học phần (môn) chuyên ngành.
  • Khi đi thực tập sinh viên sẽ làm chuyên đề hoặc khóa luận. Khóa luận tốt nghiệp: thực hiện đối với những sinh viên có điểm chung bình chung tích lũy đạt 3.2 trở lên (theo thang điểm 4) và không có học phần nào bị điểm F tính đến thời điểm xét làm KLTN. Chuyên đề tốt nghiệp là các trường hợp còn lại.
  • 5 tín chỉ thực tập sinh viên không tự đăng ký trên MyDTU mà sẽ được phòng Đào tạo xét và tự đưa lịch lên hệ thống.
  • Sinh viên thiếu chứng chỉ GDTC, GDQP-AN hoặc chưa đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra Tin học và tiếng Anh (đối với hệ đại học) vẫn được bảo vệ CĐTN, KLTN hoặc dự thi tốt nghiệp.
  • Đối với sinh viên tốt nghiệp trước hạn (tốt nghiệp sớm) hoặc sinh viên chưa hoàn thành các nội dung tốt nghiệp (tốt nghiệp muộn hoặc nợ tốt nghiệp) phải có Đơn xét
 

tham dự tốt nghiệp (theo mẫu) có xác nhận của đơn vị công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú về tư cách công dân nộp về Khoa Tiếng Anh để được xét điều kiện tham dự tốt nghiệp.

  • Thi tốt nghiệp : áp dụng cho sinh viên làm chuyên đề tốt nghiệp. Sinh viên làm khóa luận không tham gia thi tốt nghiệp. Môn thi tốt nghiệp gồm có môn Kiến thức cơ sở và Kiến thức chuyên ngành. Nội dung, thời gian thi sẽ được công bố chi tiết tại Kế hoạch thực tập và thi tốt nghiệp của mỗi đợt

*** Điều kiện tham gia thực tập tốt nghiệp cuối khóa:

  • Sinh viên thuộc diện không nợ học phí;
  • Không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Có tổng số tín chỉ các học phần chưa hoàn thành (bị điểm F hoặc chưa học) tính đến thời điểm xét không quá 5% tổng số tín chỉ quá trình học tập; 5% này thường tương ứng với 6 tín chỉ.
  • Các học phần (môn) chưa học không thuộc các học phần (môn) chuyên ngành.

*** Khi đi thực tập, sẽ có phần báo cáo kết quả thực tập:

  • Khóa luận: thực hiện đối với những sinh viên bậc Đại học có điểm trung bình chung tích lũy quá trình học tập đạt 3.2 trở lên (theo thang điểm 4) và không có học phần nào bị điểm F tính đến thời điểm xét làm KLTN
  • Chuyên đề: thực hiện với các sinh viên đủ điều kiện đi thực tập nhưng đến thời điểm xét có điểm tích lũy < 3.2 hoặc vẫn có môn học chưa hoàn thành.

+ Các câu hỏi thường gặp

           - Làm sao để được đi thực tập?

  • Đối với sinh viên chính khóa (sinh viên năm cuối), Nhà trường sẽ tự xét điều kiện đi thực tập của sinh viên. Sinh viên đủ điều kiện đi thực tập bắt buộc thực hiện đúng tiến độ. Riêng với sinh viên khóa cũ thì phải làm Đơn xét tham dự tốt nghiệp mới được tham gia thực tập và thi tốt nghiệp.
  • Sinh viên chính khóa (sinh viên năm cuối) đủ điều kiện thực tập nhưng không đi thực tập có được không?
    • Sinh viên năm cuối bắt buộc phải đi thực tập nếu nằm trong danh sách đi thực tập tốt nghiệp do Khoa và phòng Đào tạo công bố. Trường hợp sinh viên có lý do chính đáng không thể đi thực tập phải làm đơn xin hoãn thực tập tốt nghiệp nộp về văn phòng Viện để được xét duyệt. Nếu sinh viên không làm đơn hoặc đơn không được duyệt thì bị xem là nợ môn, nhận điểm F cho 5 TC tốt nghiệp.
  • Thời điểm làm đơn xin hoãn thực tập tốt nghiệp là khi nào?
    • Sinh viên làm đơn ngay khi có Kế hoạch thực tập và tốt nghiệp do Trường và Khoa công bố tại Website.
  • Sinh viên chưa hoàn thành Giáo dục thể chất / Giáo dục quốc phòng

/ Khảo sát Anh văn – Tin học đầu ra có được đi thực tập hay không?

    • Được. Giáo dục thể chất / Giáo dục quốc phòng / Khảo sát Anh văn – Tin học đầu ra không ảnh hưởng đến điều kiện đi thực tập tốt nghiệp.
  • Thời điểm xét điều kiện đi thực tập là khi nào?
    • Theo Kế hoạch thực tập và tốt nghiệp tại mỗi đợt. Thường thì sẽ là đầu tháng 10 cho đợt thực tập và tốt nghiệp tháng 12, đầu tháng 2 cho đợt thực tập và tốt nghiệp tháng 5 hàng năm.
  • Sinh viên đi thực tập bị điểm F chuyên đề tốt nghiệp có được thi tốt nghiệp hay không?
    • Được. Sinh viên đủ điều kiện đi thực tập tốt nghiệp sẽ đồng thời đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

VII. CÔNG NHẬN VÀ XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP

  1. Điều kiện công nhận tốt nghiệp

Những sinh viên hội đủ các điều kiện sau đây thì được xét công nhận tốt nghiệp theo từng ngành đào tạo:

      1. Cho đến thời điểm xét công nhận tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
      2. Tích lũy đủ số học phần được đánh giá đạt theo quy định của chương trình đào tạo tương ứng.
      3. Có điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học đạt từ 2.00 trở lên.
      4. Được đánh giá đạt trong kỳ thi hay đồ án tốt nghiệp.
      5. Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, thể chất và đánh giá đạt trong kỳ khảo sát tiếng Anh, tin học của trường.

Khảo sát Anh văn Tin học đầu ra chỉ yêu cầu với hệ Đại học. Trong đó:

  • Anh văn:

** Thi khảo sát Anh đầu ra: 1 năm tổ chức 4 đợt, không ôn thi chỉ đăng ký thi. Cách đăng ký: nộp lệ phí thi khảo sát tại phòng Kế hoạch Tài chính (137 Nguyễn Văn Linh)

Nếu không muốn thi khảo sát thì có các cách sau để miễn khảo sát:

      1. Hoặc có chứng chỉ IELTS 5.5 thời hạn cấp không quá 2 năm tính đến ngày xét công nhận tốt nghiệp;
      2. Hoặc có chứng chỉ TOEFL 520 ITP thời hạn cấp không quá 2 năm tính đến ngày xét công nhận tốt nghiệp.
      3. Hoặc tham gia lớp luyện thi TOEFL tại trung tâm ngoại ngữ của Trường. Sinh viên sẽ tham gia học trong khoảng thời gian 4-5 tháng, kết quả thi đạt theo yêu cầu của Trường sẽ được công nhận tốt nghiệp. Tham khảo thông tin tại website http://ttngoaingu.duytan.edu.vn/
  • Tin học:

** Thi khảo sát Tin học đầu ra: 1 năm tổ chức 4 đợt, không ôn thi chỉ đăng ký thi.

Cách đăng ký: nộp lệ phí thi khảo sát tại phòng KHTC (137 Nguyễn Văn Linh) Nếu không muốn thi khảo sát thì có các cách sau để miễn khảo sát:

      1. Có chứng chỉ do trường ĐH Duy Tân cấp gồm: chứng chỉ kỹ thuật viên tin học, chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao theo quy định tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Sinh viên tham khảo thông tin tại: http://tttinhoc.duytan.edu.vn/
      2. Hoặc có Chứng chỉ MOS (ít nhất đạt 3 kỹ năng: Word, Excel, Powerpoint); Chứng nhận IP, AP, FE do bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Sinh viên tham khảo thông tin tại: http://ltc.org.vn/ hoặc: https://www.facebook.com/ltcdtu
      3. Hoặc có bằng Trung cấp Tin học trở lên;
  • Giáo dục thể chất

*Sinh viên K25 và các khóa trước phải hoàn thành 5 học phần Giáo dục thể chất.

Bảng quy đổi điểm như sau:

 

 

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Thang điểm chữ

0 – 3.9

0.0

F

4 – 4.4

1.0

D

4.5 – 5.4

1.65

C-

5.5 – 5.9

2.0

C

6.0 – 6.4

2.33

C+

6.5 - 69

2.65

B-

7.0 – 7.4

3.0

B

7.5 – 7.9

3.33

B+

8.0 – 8.4

3.65

A-

8.5 – 9.4

4.0

A

9.5 – 10.0

4.0

A+

Cách tính điểm như sau: tại thang điểm 4,

Điểm trung bình = (điểm HP1 + điểm HP2 + điểm HP3 + điểm HP4 + điểm HP5)/5 Nếu điểm trung bình từ 2.0 trở lên thì Đạt.

*Sinh viên K26 và các khóa sau phải hoàn thành 4 học phần Giáo dục thể chất.

Cách tính điểm tương tự.

  • Giáo dục quốc phòng

Gồm có học phần lý thuyết và thực hành. Sinh viên đạt cả 2 học phần sẽ Đạt và được cấp chứng chỉ. Trường hợp sinh viên thi rớt học phần nào thì phải đăng ký học lại học phần đó với khóa sau.

  1. Xếp loại tốt nghiệp

Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, như sau:

      1. Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
      2. Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
      3. Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
      4. Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

      1. Có khối lượng của các học phần phải thi lại, học lại, học cải thiện vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
      2. Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

VIII. CÁC MẪU ĐƠN CẦN BIẾT

Mẫu đơn: Sinh viên vào website:  https: https://ktienganh.duytan.edu.vn/ =>  Biểu mẫu

1. Đơn xin bảo lưu

Sinh viên có thể nộp đơn xin nghỉ học và bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp sau đây:

          -Được điều động vào lực lượng vũ trang (có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền)

          - Bị ốm hoặc tại nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài (có giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp tỉnh, thành trở lên)

       - Vì nhu cầu cá nhân: Chỉ được chấp nhận đơn khi sinh viên có thời gian theo học ít nhất 1 học kỳ tại trường, không thuộc diện buộc thôi học tính đến thời điểm nộp đơn và có điểm trung bình chung tích luỹ không dưới 2.0.

Điều kiện được xét cho phép nghỉ học tạm thời (bảo lưu):

          - Có điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2.0 (tương ứng với thang điểm 10 là từ 5.00 – 5.49).

          - Sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với trường tính đến thời điểm nộp đơn xin nghỉ học tạm thời.

          - Có đơn xin nghỉ học tạm thời với đầy đủ các giấy tờ liên quan hợp lệ.

       - Sinh viên phải hoàn tất các thủ tục theo đúng yêu cầu của trường.

Thời gian được nghỉ học tạm thời:

      - Không quá 4 học kỳ chính.

          - Thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào tổng thời thời gian tối đa được phép học tại trường.

           - Trong thời gian nghỉ học tạm thời nhà trường không xác nhận bất kỳ giấy tờ cá nhân liên quan đến sinh viên.

      - Thời gian nộp đơn xin bảo lưu vì lý do cá nhân: 2 tuần đầu tiên của mỗi học kỳ.

Cách làm đơn:

  • Bước 1: Sinh viên in mẫu đơn tại web Khoa, điền thông tin, làm việc với Cố vấn học tập để ký duyệt.
  • Bước 2: nộp đơn tại Văn phòng Khoa.
  • Bước 3: Sau khi nhận thông báo, nhận Quyết định tại phòng Đào tạo.

2. Đơn xin học lại

Sử dụng khi sinh viên nghỉ học từ 1 học kỳ trở lên hoặc sau thười gian bảo lưu kết quả học tập.

Thời gian nộp đơn: 2 tuần đầu của mỗi học kỳ.

Cách làm đơn:

  • Bước 1: Sinh viên điền đơn theo mẫu, có xác nhận của công an Phường/Xã nơi thường trú/tạm trú.
  • Bước 2: nộp đơn tại văn phòng Khoa. Chờ 1-2 tuần để được xử lý đơn và có quyết định “Cho học lại”
  • Bước 3: Sinh viên nhận Quyết định tại phòng Đào tạo, photo hồ sơ và đến văn phòng Khoa để xếp lớp sinh hoạt, Cố vấn học tập mới và đăng ký tín chỉ nếu cần thiết.
  1. Đơn xin chuyển ngành

Sinh viên khi có nhu cầu xin chuyển chuyên ngành học, phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường, được phép làm đơn xin chuyển ngành.

Thời gian nộp đơn chuyển ngành: 2 tuần đầu tiên của mỗi học kỳ.

Cách làm đơn:

  • Bước 1: Sinh viên in mẫu đơn tại web Khoa, điền thông tin, làm việc với Cố vấn học tập để ký duyệt.
  • Bước 2: nộp đơn tại Văn phòng Khoa.
  • Bước 3: Sau khi nhận thông báo, sinh viên nhận Quyết định tại phòng Đào tạo và đến văn phòng Khoa chủ quản của chuyên ngành mới để xếp lớp sinh hoạt, Cố vấn học tập mới và đăng ký tín chỉ nếu cần thiết.
  1. Đơn xin hoãn thi

Trường hợp vì lý do cá nhân (trùng giờ thi, lý do sức khỏe, …), sinh viên không thể tham dự kỳ thi kết thúc học phần đúng tiến độ. Sinh viên phải đăng ký thi ghép các khóa khác tại P. Đào tạo vào các đợt thi gần nhất có học phần tổ chức thi.

Cách làm đơn:

      1. Bước 1: sinh viên hoàn thành học phí của môn xin hoãn, điền đơn xin hoãn thi (theo mẫu) kèm các giấy tờ cần thiết, gửi văn phòng Khoa để phê duyệt.
      2. Bước 2: sinh viên nộp đơn tại P. Đào tạo, kèm theo các giấy tờ, chứng từ cần thiết (giấy nhập viện, giấy chứng nhận điều trị bệnh lâu dài, giấy xác nhận của địa phương, …). P. Đào tạo xét duyệt đồng ý cho sinh viên hoãn thi nếu sinh viên thỏa điều kiện.
      3. Bước 3: sinh viên theo dõi lịch thi của các đợt tiếp theo, nếu có tổ chức môn thi của môn xin hoãn thi, sinh viên mang theo đơn xin hoãn thi đã được duyệt đến phòng Đào tạo để đăng ký thi ghép
  1. Đơn xin tham dự tốt nghiệp

Sử dụng cho sinh viên khóa cũ đăng ký thực tập, thi lại tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp hoặc sinh viên năm cuối đăng ký thực tập tốt nghiệp sớm

      1. Đối với sinh viên khóa cũ: đơn phải có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác.
      2. Đối với sinh viên năm cuối xin thực tập tốt nghiệp sớm: không cần có xác nhận.

Cách làm đơn:

      1. Bước 1: sinh điền đơn theo mẫu (có hướng dẫn các điền tại web) kèm các giấy tờ cần thiết, gửi văn phòng Khoa để phê duyệt.
      2. Bước 2: sinh viên theo dõi kế hoạch và tiến độ tốt nghiệp của mỗi đợt để hoàn thành các nội dung yêu cầu.
  1. ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN

      1. Quy định chung

  1. Sinh viên làm đánh giá rèn luyện 1 năm 2 lần vào mỗi cuối học kỳ theo triển khai của CVHT. Sinh viên làm đánh giá rèn luyện đủ 7 kỳ học (từ học kỳ 1 năm 1 đến học kỳ 1 năm 4)
  2. Điểm đánh giá rèn luyện toàn khóa là điểm trung bình chung của 7 học kỳ. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém, chi tiết như sau:
  • Từ 90 đến 100 điểm         : loại xuất sắc;
  • Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
  • Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
  • Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
  • Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
  • Dưới 35 điểm                  : loại kém.
  1. Sinh viên chưa hoàn thành chương trình học tập và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học (học theo tiến độ chậm) nếu thời gian học tập bổ sung tương ứng từ 1 học kỳ trở lên thì tiếp tục được đánh giá rèn luyện trong thời gian hoàn thành bổ sung và tốt nghiệp. Trường hợp sinh viên học tập bổ sung và tốt nghiệp với thời gian ít hơn 1 học kỳ thì được đưa vào diện điều chỉnh kết quả rèn luyện của học kỳ cuối cùng.
  2. Sinh viên hoàn thành chương trình học tập và tốt nghiệp trước thời hạn (học theo tiến độ nhanh) tốt nghiệp ra trường thời điểm nào thì tính điểm trung bình cộng kết quả rèn luyện toàn khóa học đến thời điểm đó.
  3. Sinh viên nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá rèn luyện khi tiếp tục học tập trở lại theo quy định.
  4. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng tại hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục cũ khi học lại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục đánh giá rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.
  5. Sinh viên xét công nhận tốt nghiệp bắt buộc phải có kết quả đánh giá rèn luyện từ trung bình trở lên, kết quả dưới trung bình sinh viên không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp.
  6. Hướng dẫn xem điểm Đánh giá rèn luyện

+ Bước 1: vào trang web https://ktienganh.duytan.edu.vn/

+ Bước 2: Vào mục Kết quả học tập - rèn luyện

+ Bước 3: tải file cần tìm về máy và kiểm tra điểm

2. Hướng dẫn đánh giá rèn luyện sinh viên

Tại các mục của bảng đánh giá:

I1/ Kết quả chấp hành quy chế thi:

Căn cứ vào danh sách vi phạm quy chế thi cuối mỗi học kỳ của Phòng Khảo thí (sau khi kết thúc kỳ thi học kỳ Phòng Khảo thí sẽ thống kê và gửi công khai cho từng khoa).

Nếu sinh viên vi phạm đình chỉ thi thì I1 điểm 0; vi phạm khiển trách hoặc cảnh cáo thì trừ 5 điểm.

I2/ Kết quả học tập:

Căn cứ vào điểm trung bình chung học tập cuối mỗi học kỳ để đánh giá ở mức 0, 5,7, hoặc 10 điểm, tùy theo kết quả học tập. Sinh viên kiểm tra kết quả học tập theo thang 4 nếu điểm từ mức

+ Từ 3,34 trở lên: chấm 10 điểm (Xếp loại Xuất sắc /Giỏi)

+ Từ 2,67 - 3,33: chấm 7 điểm (Xếp loại Khá)

+ Từ 2.0 - 2,66: chấm 5 điểm (Xếp loại Trung Bình)

+ Từ 0 – 1.99: chấm 0 điểm (Xếp loại Yếu/Kém)

II1/ Chấp hành thực hiện về tư vấn học tập:

Tùy theo mức độ ý thức và thái độ tham gia tư vấn học tập để cho điểm ở các mức 0,3,5,7 hoặc 10 điểm.

II2/ Tham gia mua BHYT bắt buộc: 10 điểm (HKII lấy theo điểm ở HKI, trường hợp có bổ sung ở HKII thì phải phô tô kèm theo, sinh viên không có minh chứng thẻ BHYT thì cho 0 điểm.

II3/ Tham gia họp lớp:

Tùy theo số lần tham gia dự họp được GVCV/GVCN triệu tập trong học kỳ để cho điểm đối với từng sinh viên từ 0 đến 5 điểm.

III1/ Ý thức tham gia công tác chính trị, xã hội, từ thiện:

GVCV/GVCN đánh giá phổ điểm từ 0 đến 10 điểm tùy theo ý thức chấp hành và kết quả tham gia các công tác dự hội nghị, lễ hoặc sinh dự đối thoại sinh viên….

III2/ Ý thức và kết quả tham gia công tác V-T-M:

Tùy theo ý thức và mức độ tham gia phong trào V-T-M của từng sinh viên trong trong lớp hoặc trong khoa kể cả việc sinh viên đóng góp vật chất cho phong trào V-T- M để đánh giá từ 0 đến 10 điểm.

+ Nếu trong học kỳ lớp và khoa chủ quản không tổ chức V-T-M thì mục III2 của sinh viên đều được 10 điểm.

+ Nếu khoa đã tổ chức mà lớp không tham gia thì tất cả các thành viên trong lớp bị trừ 10 điểm.

IV1/ Ý thức chấp hành chấp hành chủ trương chính sách, của nhà nước và quy định của địa phương nơi cư trú hoặc tạm trú tại KTX: không vi phạm thì đánh giá 10 điểm, cá nhân vi phạm được thông báo của Công an, địa phương, hoặc BQL KTX (chậm TT tiền, nợ tiền, vi pham nội quy KTX) thì được đánh giá điểm 0.

IV2/ Kê khai đầy đủ và đúng hạn nơi cư trú của sinh viên cho nhà trường (kể cả sinh viên có hộ khẩu tại Đà Nẵng):

  • Không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế: 0 điểm.
  • Kê khai đầy đủ theo 5 cột bắt buộc (số nhà, tổ dân phố, phường, quận, họ tên chủ hộ): thì cho 10 điểm
  • Có kê khai nhưng chưa đủ thì mỗi cột cho 2 điểm (Cụ thể sau: a) Cột kê khai về địa chỉ về (số nhà, đường phố): 2 điểm. b) Cột kê khai về Tổ dân phố: 2 điểm. c) Cột kê khai về Phường (xã):2 điểm. d) Cột khê khai về Quận (huyện): 2 điểm. e)Cột kê khai về tên chủ hộ: 2 điểm).

IV3/ Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn: Tùy theo ý thức, trách nhiệm và tinh thần tham gia công tác từ thiện của từng sinh viên để đánh giá từ 0 đến 5 điểm. Riêng đối với sinh viên không mua BHYT năm 2020 thì bị trừ tiếp 3 điểm ở mục này (căn cứ nội dung thông báo số 2575/TB-ĐHDT ngày 06/12/2018)

V/ Đánh giá về kết quả tham gia phụ trách lớp, đoàn thể hoặc sinh viên tham gia NCKH, dự thi trong và ngoài nước

  1. Phần đánh giá cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng tổ học tập (nếu có); cán bộ Đoàn: BT chi đoàn, PBT chi đoàn (nếu có), BCH Liên chi đoàn, BCH đoàn trường. Nếu cho điểm phần này thì cột ghi chú phải ghi chức danh cho Hội đồng rèn luyện biết. Ghi chú: đây là phần điểm đánh giá cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn.
    1. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ: được công nhận chức danh thì đánh giá 5 điểm.
    2. Hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ: 5 điểm. Nhận nhiệm vụ nhưng không thực hiện hoặc không hoàn thành thì đánh giá 0 điểm.
  2. Phần đánh giá chung cho sinh viên tham gia NCKH, hoặc tham gia các cuộc thi đạt giải:
    1. Có công trình NCKH được Hội đồng khoa nghiệm thu: 10 điểm, nếu có đăng ký tham gia nhưng vì lý do khách quan không nghiệm thu được thì đánh giá 5 điểm.
    2. Tham gia các cuộc thi đạt giải: giải trong nước được đánh giá 5 điểm, nếu đạt giải trong nước nhưng kèm theo bằng khen thì đánh giá 10 điểm, đạt giải khu vực hoặc Quốc tế thì đánh giá 10 điểm hoặc trong học kỳ sinh viên có thành tích xuất sắc khác được Tỉnh, TP, TW tặng bằng khen thì cũng đưa vào đánh giá 10 điểm. Sau khi có kết quả rèn luyện theo khung điểm 100 (nếu có điểm NCKH hoặc điểm thưởng cộng tổng quá 100 thì cũng chỉ tính 100 điểm.

X. HOC PHÍ

 1. Cách tính học phí cho mỗi học kỳ (không tính tín chỉ thể dục) như sau:

    • Đăng ký < 14 tc: đơn giá tc * số tc đã đăng ký (áp dụng cho chương trình thường và PSU)
    • Chương trình PSU, đăng ký từ 14 -> 20tc : đơn giá tc * 16
    • Chương trình thường, đăng ký từ 14 -> 19tc : đơn giá tc * 16

Các tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng đều được miễn học phí, chỉ tính phí nếu sinh viên nợ môn phải học lại. Chi tiết:

    • Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ
    • Giáo dục quốc phòng: 8 tín chỉ. Bao gồm: học phần 1 (2tc), học phần 2 (2tc), học phần 3 (3tc), học phần 4 (1tc). Sinh viên nếu rớt học phần nào thì học lại học phần đó.

 2. Các phương thức nộp học phí:

    • Nộp tại phòng kế hoạch Tài chính của Trường: 137 Nguyễn Văn Linh
    • Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch của ngân hàng
    • Chuyển khoản.

+ Nội dung: “nộp tiền học phí học kỳ … cho sinh viên … MSSV…”

+ Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

+ Số tài khoản: 2007 2010 04621

+ Tại ngân hàng: Nông nghiệp & PTNT (Agribank) CN Ông Ích Khiêm – Nam Đà Nẵng

Sinh viên cần xem Hướng dẫn nộp học phí qua ngân hàng ở mục Học phí trên MyDTU để nộp học phí.

XI. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

   1. Các đối tượng và mức giảm học phí: sinh viên hệ chính quy thuộc 8 nhóm đối tượng sau có điểm trung bình chung cả năm học trên 2.00 (thang điểm 4.00) (trừ sinh viên K26; vì chưa có kết quả học tập và rèn luyện):

  • Sinh viên có hộ khẩu thường trú trong diện các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Chính phủ; sinh viên thuộc hộ cận nghèo trong năm.
  • Sinh viên thuộc diện hộ nghèo trong năm
  • Sinh viên học cùng lúc 2 chương trình tại Trường
  • Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ
  • Sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ nhưng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
  • Sinh viên khuyết tật hoặc sinh viên là dân tộc thiểu số
  • Sinh viên có 2 anh (chị) em ruột cùng học tại Trường (xét trên từng sinh viên)
  • Con (em) ruột của cán bộ đang công tác tại Trường

Mức giảm cụ thể cho từng đối tượng được thông báo trên website Khoa và website Phòng Công tác Sinh viên.

2. Những trường hợp sau đây không được xét:

  • Sinh viên có kết quả học tập của năm học nhỏ hơn 2.00 (thang điểm 4.00)
  • Sinh viên có kết quả rèn luyện trung bình, yếu, kém hoặc vi phạm kỹ luật từ cảnh cáo trở lên trong năm học
    1. Quy trình xét miễn giảm
  • Sinh viên làm đơn (theo mẫu có trên website Khoa hoặc website Phòng Công tác Sinh viên) và kèm theo các giấy tờ chứng nhận các đối tượng xin miễn giảm
  • Khoa chủ quản xác nhận kết quả học tập và rèn luyện
  • Phòng Công tác Sinh viên tiếp nhận đơn của sinh viên
    1. Thời gian nhận đơn xét miễn giảm: theo thông báo
    2. Địa điểm nộp đơn: Phòng Công tác Sinh viên (Phòng 108 - Cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh)
  1. THÔNG TIN CÁC PHÒNG BAN LIÊN QUAN

      1. Khoa Tiếng Anh

Văn phòng: phòng 303 – cơ sở K7/25 Quang Trung

 Số điện thoại: 0236.3827111 máy lẻ 303

Website: https://ktienganh.duytan.edu.vn/

Giải quyết các vấn đề: nhận đơn đăng ký môn học/rút môn, chuyển lớp, học vượt, học lại, chuyển ngành, chuyển khóa, tham dự thực tập và thi tốt nghiệp, bố trí cố vấn học tập, …

  1. Phòng Công tác sinh viên

Văn phòng: phòng 108 – cơ sở 209 Phan Thanh Số điện thoại: 0236.3650403 máy lẻ 223 Website: http://hssv.duytan.edu.vn/

Giải quyết các vấn đề: thẻ sinh viên, xác nhận sinh viên để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xin vay vốn, xin giảm học phí năm học, …

  1. Phòng Đào tạo

Văn phòng: phòng 206 – cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh Số điện thoại: 0236.3650403 máy lẻ 123

Website: http://pdaotao.duytan.edu.vn/

Giải quyết các vấn đề: xin xem xét lại bài thi KTHP, nhận quyết định học lại/chuyển ngành, cấp bảng điểm, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học, xử lý đơn đăng ký môn học/rút môn/chuyển lớp môn học, nhận kết quả hoãn thi KTHP, rút bằng tốt nghiệp, lịch thi kết thúc học phần, danh sách thi kết thúc học phần, …

  1. Trung tâm CSE

Văn phòng: Phòng 804 – cơ sở K7/25 Quang Trung Số điện thoại: 236 3 827111 máy lẻ 803

Website: http://cse.duytan.edu.vn/

Giải quyết các vấn đề: cấp tài khoản MyDTU, cấp lại mật khẩu MyDTU.

  1. Trung tâm Giáo dục thể chất và Quốc phòng

Văn phòng: Khu A – cơ sở Hòa Khánh Nam – đường Hoàng Minh Thảo Website: http://gdtcqp.duytan.edu.vn/

Giải quyết các vấn đề: theo dõi lịch thi thể dục, kết quả học GDTC và GDQP,

  1. Phòng Kế hoạch Tài chính

Văn phòng: 137 Nguyễn Văn Linh Số điện thoại: 0236.3816875

Giải quyết các vấn đề: nộp học phí, giải quyết thắc mắc học phí,

  1. Trung tâm Tin học

Văn phòng: tầng lửng, cơ sở 209 Phan Thanh Website: http://tttinhoc.duytan.edu.vn/

Giáo vụ: cô Nguyễn Lê Quế Châu (0905.92.92.15) Giải quyết các vấn đề: chứng chỉ Tin học,…

  1. Trung tâm ngoại ngữ Duy Tân

Văn phòng: cơ sở 209 Phan Thanh Website: http://ttngoaingu.duytan.edu.vn/

Số điện thoại: 0511.3650413; 3650403 (103)

Giải quyết các vấn đề: các lớp luyện thi TOEIC, TOEFL…