Tổng quan 5 bước nghe chép chính tả IELTS
Bước 1 - Tìm nguồn nghe thích hợp: Nguồn nghe có thể là video, audio, recording,
podcast có chứa giọng của người bản xứ theo accent Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ để thuận
tiện hơn cho bài thi IELTS.
Ở bước này, bạn nên chọn bài nghe có độ dài phù hợp, khoảng từ 2-6 phút để tránh nản
chí khi nghe chép liên tục. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các chủ đề dễ nghe hơn như giáo
dục, môi trường, công việc, trường học, môn học,...
Bước 2 - Bắt đầu nghe: Tùy theo năng lực nghe của bạn mà bạn sẽ chọn thời điểm để
dừng video. Chẳng hạn sau một câu khoảng từ 5-10 từ, bạn dừng video và ghi chú những
gì mình nghe được. Bạn sẽ làm như vậy cho đến khi bài nghe kết thúc. Tiếp tục nghe thêm
1-2 lần để tăng cường kỹ năng của bản thân.
Bước 3 - So sánh transcript với phần nghe chép chính tả IELTS của mình: Sau khi đã
nghe khoảng 3 lần toàn bài, bạn sẽ so sánh phần ghi chép của mình, sửa từ sai và điền
vào các phần bạn bỏ trống. Cách so sánh này sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là những lỗi
mình thường gặp phải để tránh sai trong bài thi thật.
Bước 4 - Sửa lỗi phát âm thông qua việc đọc: Bạn nên tra từ điển những từ mà bạn
chưa biết cách đọc hoặc đọc sai, sau đó đọc lại toàn bộ transcript và thu âm. Việc nghe lại
bài thu sẽ giúp bạn đối chiếu cách phát âm của mình và người bản xứ, bởi cách chúng ta
phát âm sẽ quyết định khả năng nghe hiểu của chúng ta.
Bước 5 - Nghe đi nghe lại audio thường xuyên: Việc nghe đi nghe lại sẽ tăng phản xạ
nghe tiếng Anh của bạn, đồng thời giúp bạn ghi nhớ được nhiều từ vựng hữu ích cho bài
thi IELTS .
Tips luyện nghe chép chính tả IELTS hiệu quả
Đối với các bạn mới bắt đầu, nên chọn các tài liệu ngắn ~1 phút để nghe. Nghe 1 câu và
pause lại để chép theo trí nhớ, thay vì nghe hết cả bài rồi chép. Ngoài ra, bạn cũng có thể
chọn tốc độ X0.5 - 0.75 và tăng lên khi đã quen dần với việc nghe tiếng Anh.
Nếu ở trình độ IELTS 5.0 ~ 6.0, bạn có thể lựa chọn các bài nghe dài hơn 4-5 phút, có nội
dung chuyên môn khó hơn để nghe - chép.
Đối với những bạn ở trình độ IELTS 6.0 trở lên nên lựa chọn những bài nghe ~10 phút.
Bạn có thể nghe câu dài hơn, hoặc hai câu trong một lần nghe và cố gắng ghi nhớ thông
tin.
Không nên nghe đi nghe lại 1 câu nhiều lần: Việc nghe đi nghe lại sẽ khiến bạn bị nản cũng
như mất thời gian mà không giải quyết được triệt để vấn đề. Với mỗi câu, bạn chỉ nên nghe
tối đa 3 lần và chuyển sang câu tiếp theo. Sau khi đã nghe hết bài và đối chiếu với
transcript, bạn sẽ sửa lỗi trong cùng một khoảng thời gian để ghi nhớ tốt hơn.