star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x
}

NHỮNG LƯU Ý CHO SINH VIÊN BIÊN PHIÊN DỊCH


NHỮNG LƯU Ý CHO SINH VIÊN BIÊN PHIÊN DỊCH (Ms Thu)

1.    Vốn hiểu biết về văn hóa, xã hội sâu rộng, đặc biệt là với với quốc gia có thứ ngôn ngữ bạn muốn học. Đọc bao quát nhiều bản dịch của nhiều loại văn bản nhau vì dịch thuật cần đến kiến thức chủ động trong khi đó phân tích và đánh giá bản dịch lại cần đến kiến thức bị động. Tăng cường kiến thức bị động, dần dần bạn sẽ mở rộng được kiến thức chủ động. Khả năng hiểu được giá trị của văn bản nguồn trong phạm vi nội dung diễn ngôn của văn bản gốc là quan trọng nhất. Để phát triển khả năng này phiên dịch viên phải nắm rõ những sự khác biệt về văn hóa và cách sử dụng thành ngữ, lời giao tiếp thông thường của ngôn ngữ đích.


2.    Khả năng thích ứng tốt, nhanh chóng cập nhật thông tin và phát huy sự tự tin giao tiếp. Khả năng này giúp các phiên dịch viên nắm bắt nhanh những thông tin bổ ích nhất.
3.    Khả năng ứng phó tình huống nhanh, ra quyết định chính xác và quyết đoán. Đây là kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với những phiên dịch viên trong các tình huống quan trọng (hội đàm của những nhân vật chủ chốt…)
4.    Khả năng tiếp thu mở rộng trực giác về ngôn ngữ tốt. Có kĩ năng này thì bạn mới có thể nắm bắt tốt một thứ ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
5.    Trung thực, khách quan, chính xác trong công việc. Yếu tố này rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác của câu chuyện. Bên cạnh đó, do phiên dịch viên làm nhiệm vụ chuyển tải thông điệp nên để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất, bạn hãy chuyển ngữ thật dễ nghe và đầy đủ ý nghĩa nhất. Yếu tố này đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn, mềm mỏng và thông minh trong giao tiếp.
6.    Liên tục cập nhật thông tin và làm mới mình, có kiến thức toàn diện về ngôn ngữ nguồn cũng như ngôn ngữ đích. (ngôn  ngữ nguồn: ngôn ngữ dịch giả cần chuyển ngữ, ngôn ngữ đích: ngôn ngữ đã chuyển ngữ)
7.    Kỹ năng viết lưu loát và chính xác bằng cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn, cũng rất quan trọng. Bạn cần nắm vững nhiều phong cách viết, các kỹ thuật và nguyên tắc của việc biên tập cũng giúp phiên dịch viên chuẩn bị được nhiều tài liệu giá trị hơn.
8.    Nghe được thành thạo cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn, nhạy bén trong việc tích lũy các cụm từ, thành ngữ, từ vựng chuyên biệt và cách sử dụng chúng.
9.    Am hiểu phong cách nói và diễn tả khác nhau, các tầng lớp xã hội của cả hai ngôn ngữ. Điều quan trọng là phải đánh giá hoạt động dịch thuật trong một khung cảnh xã hội.
10.    Biết cách chọn lọc, tổ chức thông tin và sử dụng hiệu quả nhất. Những nguồn này bao gồm từ điển đơn ngữ và song ngữ, bách khoa thư, Internet…
11.    Kĩ năng làm việc theo nhóm tốt. Thông qua làm việc nhóm, bạn sẽ thường xuyên thực hành ngôn ngữ và tự tin hơn trong giao tiếp.
12.    Chọn một loại hình dịch thuật phù hợp với khả năng và sở thích của mình đề không ngừng trau dồi về nó. Nhạy bén và cẩn thận, luôn có trách nhiệm với công việc. Điều này được thể hiện bằng sự chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu công việc.
Trong quá trình trao đổi thông tin và hợp tác với nhau dịch thuật là một nhân tố không thể thiếu. Dịch thuật là chiếc chìa khoá mở ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người khác biệt về ngôn ngữ. Để tìm việc làm tốt trong giới phiên dịch, bạn cần hiểu rõ kĩ năng của bản thân và chọn lựa lĩnh vực dịch thuật phù hợp.