Để thấy rằng bạn thực sự có thể sử dụng tiếng Anh khi nói về các chủ đề trong phần 3 kỹ năng nói TOEIC, sau đây là một số chiến lược để giúp người học mở rộng câu trả lời trong phần 3 kỹ năng nói TOEIC
1. Diễn đạ cảm xúc và ý kiến
Bạn có thể dễ dàng mở rộng câu trả lời của mình bằng cách nói ra cảm nhận của bạn về câu hỏi và cũng sẽ làm cho câu trả lời thú vị hơn.
Ví dụ: What do you like doing in your free time?
Câu trả lời ngắn: ‘I like going shopping.’
Mở rộng câu trả lời: ‘I like shopping because I love trying on new clothes and I always feel more confident when I’m wearing a new attire.’
2. Dùng từ tương phản
Một trong những cách dễ nhất bạn có thể mở rộng câu trả lời của mình là chỉ cần sử dụng từ ‘but’, ‘however’, ‘yet’, nevertheless… để tương phản các chi tiết.
Ví dụ: How long have you worked at this company?
Câu trả lời ngắn: I’ve worked here for two years.
Mở rộng câu trả lời: I’ve worked here for two years., but I’m going to change my job next month.
3. Kết hợp các chi tiết
Người học thể thêm một số chi tiết bổ sung bằng ‘and’, ‘besides’, ‘moreover’ ‘also’ hoặc ‘too’….
Ví dụ: Do you live in a flat or a house?
Câu trả lời ngắn: I live in an apartment.
Mở rộng câu trả lời: I live in an apartment with my parents. It is near my father’s company.
4. So sánh với trước đây
Người học có thể nói về những gì bạn ‘đã từng’ làm và điều đó đã thay đổi như thế nào ở hiện tại.
Ví dụ: Do you play sport?
Câu trả lời ngắn: I play tennis.
Mở rộng câu trả lời: I used to love volley ball, but now I play tennis more because I join in a tennis club.
5. Thêm lý do
Người học phải luôn cố gắng giải thích lý do tại sao nghĩ hoặc làm điều gì đó. Người học có thể sử dụng ‘because’, ‘since’ hoặc ‘as’.
Ví dụ: Do you like your job?
Câu trả lời ngắn: Definitely yes, I am really passionate my job.
Mở rộng câu trả lời: Definitely yes, I am really passionate my job because I can help students improve their knowledge and personalities.
6. Tương lai
Nếu điều gì đó sẽ thay đổi trong tương lai, người học có thể sử dụng một trong các cấu trúc tương lai, như ‘will’ hoặc ‘be + going to’.
Ví dụ: Do you work or study?
Câu trả lời ngắn: At present, I am a student at a university.
Mở rộng câu trả lời: At present, I am a student at a university, but I’m graduating next month and I will hopefully get a job in education.
7. Tương phản ý kiến trái ngược
Người học có thể được hỏi một câu hỏi trong đó phải nói về ý kiến của mình hoặc ý kiến của người khác. Sử dụng ‘even’, ‘though’, ‘despite the fact that’ hoặc ‘even though’ để cho thấy người học đã cân nhắc cả hai mặt.
Ví dụ: Is your hometown a nice place for tourists to visit?
Câu trả lời ngắn: Yes, it has a really nice beach in the center of Vietnam.
Mở rộng câu trả lời: Yes, it has a really nice beach in the center of Vietnam though it is getting really busy nowadays, thus it’s not as pristine as it used to be.
8. Cho ví dụ
Những ví dụ thực tế luôn là những điều dễ nói nhất vì người học có thể nói về chúng một cách tự nhiên và chi tiết hơn.
9. Diễn đạt sự thường xuyên
Người học có thể sử dụng những từ như ‘usually’, ‘never’, ‘always’ and ‘more often than not.’ để mở rộng câu trả lời.